Tài chính của chính phủ Kinh tế Pháp

Tỷ trọng đi vay của chính phủ Pháp (thâm hụt ngân sách) tính theo % của GNP giai đoạn 1960–2009.Nợ công của Pháp từ năm 1978 đến 2009Kết cấu nền kinh tế Pháp (GDP) năm 2016 theo từng loại chi tiêu

Tháng 4 và tháng 5 năm 2012, tại Pháp diễn ra một cuộc bầu cử tổng thống và người chiến thắng là François Hollande đã phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng và hứa hẹn sẽ chấm dứt tình trạng thâm hụt ngân sách của Pháp vào năm 2017. Chính phủ mới tuyên bố rằng họ sẽ hướng tới việc xóa bỏ chính sách giảm và miễn thuế đối với người giàu từng được ban hành trước đó không lâu, nâng mức thuế khung cao nhất lên 75% đối với các khoảnh thu nhập trên một triệu euro, điều chỉnh độ tuổi được coi là nghỉ hưu xuống 60 và cam kết trả lương hưu đầy đủ cho những người đã làm việc trong vòng 42 năm trở lên, khôi phục lại khoảng 60,000 việc làm đã bị cắt bỏ khỏi chương trình giáo dục công trước đó, điều chỉnh tăng tiền thuê nhà đồng thời xây dựng thêm nhà ở công cộng cho người nghèo.

Tháng 6 năm 2012, Đảng Xã hội của tổng thống Hollande đã chiến thắng thuyết phục trong các cuộc bầu cử lập pháp để có được quyền thực thi sửa đổi Hiến pháp đồng thời phê duyệt ngay lập tức việc ban hành những cải cách được hứa hẹn trước đó. Lãi suất trái phiếu chính phủ Pháp thời điểm này đã giảm 30% xuống mức thấp kỷ lục[42] và thấo hơn 50 điểm cơ bản so với Lãi suất trái phiếu chính phủ Đức.[43]

Tháng 7 năm 2020 do những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, chính phủ Pháp lần đầu tiên trong lịch sử đã buộc phải phát hàng trái phiếu có thời hạn 10 năm với lãi suất âm (có nghĩa là khi mà các nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ Pháp thì họ sẽ phải trả tiền lãi thay vì nhận được chúng cho chính phủ).[44]

Năm 2020 Pháp là quốc gia dự trữ vàng nhiều thứ 4 thế giới.[45]

Nợ quốc gia

Chính phủ Pháp từng phải vận hành nền kinh tế trong tình trạng thâm hụt ngân sách suốt từ đầu những năm 1970 cho đến nay. Tính đến năm 2021, Nợ của chính phủ Pháp tương đương 118,6% GDP quốc gia.[46]

Theo các quy định của Liên minh châu Âu, các quốc gia thành viên phải hạn chế nợ của họ ở mức 60% sản lượng hoặc giảm tỷ lệ cơ cấu theo mức trần này và thâm hụt công không được phép vượt quá 3% GDP..[47]

Cuối năm 2012, các cơ quan xếp hạng tín dụng cảnh cáo rằng mức nợ công hiện tại của chính phủ Pháp có nguy cơ sẽ làm giảm xếp hạng tín dụng AAA của quốc gia này, đồng nghĩa với việc nhiều khả năng sẽ phải hạ cấp tín dụng trong tương lai kéo theo chi phí đi vay của chính phủ Pháp sẽ tăng lên.[48] Năm 2012 Pháp bị hạ bậc xếp hạng tín dụng theo đánh giá của Moody's, Standard&Poor's và Fitch xuống còn AA+.[49][50]

Tháng 12 năm 2014 xếp hạng tín dụng của Pháp thậm chí còn bị hạ thêm một bậc bởi Fitch (và S&P) xuống bậc AA.[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Pháp http://www.businessinsider.com/countries-with-most... http://edition.cnn.com/2006/WORLD/europe/04/04/fra... http://www.france24.com/en/20120928-french-debt-ju... http://www.france24.com/en/20150503-arms-sales-bec... http://www.salairemoyen.com/departement.php?dept=2... http://www.salairemoyen.com/revenus.php?Commune=92... http://thewisebuck.com/wp-content/uploads/2010/10/... http://www.upi.com/Business_News/Security-Industry... http://www.usfunds.com/investor-library/frank-talk... http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/tourism/tou...